Subscribe:

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

PHƯƠNG MAI - Tư duy phản biện


Tư duy phản biện

Bạn hiểu gì về tư duy phản biện?
Đó là khả năng suy nghĩ một cách rõ ràng và hợp lý. Tư duy phản biện bao gồm các khả năng phản xạ và suy nghĩ độc lập. Một người có kỹ năng tư duy phản biện thường:
q Hiểu được kết nối logic giữa những ý tưởng.
q Xác định, xây dựng và đánh giá các lập luận.
q Phát hiện các mâu thuẫn và sai lầm phổ biến trong lập luận.
q Giải quyết vấn đề một cách hệ thống.
q Nhận ra sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng.
q Phản xạ biện minh về niềm tin và giá trị của ai đó.

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Báo Nhân Dân - Về Luật Biển Việt Nam


Về Luật Biển Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài hơn 3.200 km, kinh tế biển và các ngành liên quan đến biển đóng góp lớn vào nền kinh tế đất nước. Năm 1994, nước ta đã phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Ðể vận dụng hiệu quả, nhất quán những nguyên tắc, quy định trong Công ước Luật Biển năm 1982, chúng ta cần xây dựng một bộ luật tổng quát về biển vì trước đây ta chỉ có một số văn bản đề cập đến một số khía cạnh cụ thể có liên quan. Trên thực tế, các nước ven biển đều ban hành các luật về biển, luật về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, v.v...
Mục đích của việc thông qua Luật Biển Việt Nam là để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ta, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Việc xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam là nhu cầu tất yếu nhằm phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam và phù hợp luật pháp quốc tế, do đó có ý nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại.