Subscribe:

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

CHỦ ĐỀ SEMINA 1 - MÔN ĐLCMĐCSVN


CHỦ ĐỀ SEMINA 1 - MÔN ĐLCMĐCSVN 

Yêu cầu chung:
1) Các nhóm làm đúng chủ đề đã đăng ký với lớp trưởng. Không làm trùng chủ đề giữa các nhóm trong lớp nhỏ 30 SV.
2) Sản phẩm Semina của mỗi nhóm gồm: Mỗi SV làm riêng 01 bản Tiểu luận Semina (tối thiểu 5 trang A4, không kể phần trang Mục lục, Lời nói đầu và Kết luận. Tối đa không tính); mỗi nhóm làm 01 bộ Slider thuyết trình chung bằng  PowerPoint (tối đa 20 slider, tối thiểu 15 slider, mỗi slider không chứa quá 40 từ, được sử dụng hình ảnh minh họa phù hợp chủ đề)
3) Tất cả thành viên nhóm đều phải sẵn sàng thuyết trình chủ đề Semina của nhóm mình. Tổng thời gian thuyết trình của cả nhóm không vượt quá 10 phút, gồm cả phần Giới thiệu và Kết luận.

Chủ đề 1- Sử dụng TLTK cuối giáo trình (và các tài liệu khác bổ trợ nếu có) phân tích tác động của Nghị quyết khoán 10 (1988) đối với nông nghiệp Việt nam trong hơn 30 năm qua.
Gợi ý:
+ Tóm tắt vai trò khoán hộ đã cởi trói quản lý sxnn, đưa VN từ một nước đói ăn trở thành nước Xk gạo. Số liệu chứng minh
+ Phân tích sự thăng trầm của ý tưởng từ khoán hộ - khoán chui- khoán 100-  và kết thúc bằng khoán 10 (nghị quyết 10 của Bộ Chính trị 1988) để thấy tầm quan trọng của đổi mới tư duy của các nhà lãnh đạo và tác động. Dẫn chứng thực tế


Chủ đề 2- Sử sụng TLTK cuối giáo trình (và các tài liệu khác bổ trợ nếu cóđể phân tích thực trạng đời sống người dân làm nông nghiệp Việt nam hiện nay và gợi ý hướng giải quyết những khó khăn của họ.
Gợi ý:
+ Sau gần 30 năm áp dụng khoán 10, nông nghiệp VN đã từng đi lên nhưng hiện đang dẫm chân tại chỗ, làm không đủ ăn, tụt hậu so với các nước trong khu vưc. Dẫn chứng thực tế.
+ Để tạo động lực mới cho nông nghiệp, cần có những chính sách tầm quản lý vĩ mô mang tính đột phá ( giống như “khoán 10” ), tạo ra đột phá về thể chế, tạo động lực mới để VN phát triển một nền nông nghiệp hiện đại và hội nhập, mà trước hết là cạnh tranh được trong khu vực. Dẫn chứng thực tế

Chủ đề 3- Sử dụng TLTK cuối giáo trình (và các tài liệu khác bổ trợ nếu cóđể phân tích lý do các nhà quản lý cần chuyển đổi từ tư duy “chiều dọc” sang tư duy “chiều ngang” để tránh đưa đất nước ta rơi vào thế “tụt hậu” ngày càng sâu và tiến kịp sự phát triển trong khu vực, thế giới.
Gợi ý:
+ Tư duy “chiều dọc” là tư duy so sánh với chính mình trước đây để thấy sự tiến bộ của bản thân, để tự hào. Nhưng chìm đắm trong ảo ảnh đó lâu quá đã khiến VN không có động lực đi lên, ngộ nhận và bằng lòng với thành tựu đã đạt được. Dẫn chứng thực tế.
+ Tư duy “chiều ngang” là tư duy so sánh mình với các nước láng giềng xung quanh để thấy rõ những yếu kém của chính nước ta, từ đó có hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, học hỏi và cầu thị để phát triển. Dẫn chứng thực tế.

Chủ đề 4 - Dùng TLTK cuối giáo trình (và các tài liệu khác bổ trợ nếu cóphân tích nguy cơ Việt nam đang phải đối mặt sau khi gia nhập WTO và rút ra bài học.
Gợi ý:
- Nêu 5 vấn đề nổi cộm đáng lo ngại được nêu ra sau 10 năm Việt nam tham gia WTO
- Nêu suy nghĩ vê bài học cho quốc gia và cho các doanh nghiệp.

Chủ đề 5 - Dùng TLTK cuối giáo trình (và các tài liệu khác bổ trợ nếu có) phân tích cơ hội và thách thức đối với Việt nam khi tham gia  Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và rút ra bài học.
Gợi ý
- Tóm tắt các cơ hội và thách thức từ TPP

- Những việc VN cần làm để vượt qua thách thức và đón nhận cơ hội.