Subscribe:

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

VỀ HỌP LỚP



Trandinhbich. 14/6/2019
   VỀ HỌP LỚP
Hai lăm mùa quýt chín
Bạn ơi về cùng tôi
Dù đông tây nam bắc
Về nhé, dẫu xa xôi

Hai lăm mùa phượng vĩ
Hai lăm mùa thi qua
Đứa cô đơn góc bể
Đứa lên ông lên bà

SẾP CỦA TÔI, THẦY CỦA TÔI

--- SẾP CỦA TÔI, THẦY CỦA TÔI---
---(1) Năm 1998, tôi ra trường, duyên may đưa tôi đến gặp Thầy. Lần đầu tiên ra mắt Thầy, tôi lo, không biết liệu mình có ổn không, nhiều suy nghĩ mông lung lắm. Đến nhà Thầy, tôi mua một gói 555 và một túi hoa quả làm quà. Bạn tôi, PCM, trợ lý của Thầy, nhìn bao thuốc nhưng không nói gì, dẫn tôi đi. Cảm giác đầu tiên của tôi là Sếp rất gần gũi, an toàn. Tôi mở gói thuốc ba số mời Thầy, Thầy cười cười rồi bảo, "Cháu thích thì cứ hút tự nhiên, bác vốn không hút thuốc, mà bác cũng không có nhiều tiền để hút thuốc này như cháu đâu". Nghe xong tôi đơ người trên ghế, lườm nhanh ông bạn PCM của tôi, chết thật, thằng bạn đểu nhé, sao không nói trước với mình chứ.
---(2) Sếp làm việc tỉ mỉ, cẩn thận đến mức tôi phát hoảng mấy năm liền. Có lần Sếp cầm bút đưa nét làm mẫu cho tôi hai cái ngoặc lên bảng phoóc, từ tốn bảo tôi, thanh niên chữ xấu thì viết ít thôi cũng được, nhưng cháu cố đừng viết ẩu, xấu thì sửa được chứ ẩu thành quen thì khó sửa lắm cháu ạ. Mỗi ngày cháu nên sửa lấy một chút, chắc sẽ sửa được. Sau này tôi tự rút ra được một chân lý thế này, phàm những người tên Quang (như thầy tôi, Nhà giáo Nguyễn Đăng Quang chẳng hạn) thì luôn nằm trong top những người cực kỳ cẩn thận và vô cùng kiên nhẫn. Bạn đọc thử xem có phải thế không nhé.

Bi kịch của tiến hóa văn hoá

-----Bi kịch của tiến hóa văn hoá----

(1) Văn là đẹp, hoá là sự biến đổi, văn hoá là làm cho cái gì đó biến đổi thành cái đẹp. "Cái gì đó" có thể là cái vật chất tự nhiên, cũng có thể là một hỗn độn xấu do chính đời sống con người tạo ra. Con người gieo trồng sự sống vào tự nhiên và rồi thì mọi thứ vận hành theo quy luật cái đẹp.
(2) Chính con người thấy mình đẹp trước khi thấy cái tự nhiên đẹp bởi ẩn nghĩa của văn hoá là làm cho mình đẹp. Ở tầm mức thức nhận thấy cái đẹp, con người đã sử dụng đến trí năng cực cao của tuệ, đó chính là năng lực khái quát. Khái quát đủ tầm sẽ mở rộng tuệ đến cực hạn cuối cùng của tự nhiên giới - hạn độ của cái đẹp.
(3) Bi kịch của văn hoá là trong giới hạn chật hẹp của thức nhận lợi ích chính mình, chủ thể cái đẹp làm cho mình đẹp cũng đồng thời làm cho người khác xấu. Bi kịch ấy kéo dài mãi từ thời sơ kỳ văn hoá nhân loại đến tận bây giờ, thời kỳ của chủ nghĩa tư bản trưởng thành.
(4) Sự biến dịch các giá trị tư bản chảy lan khắp toàn cầu đã không ngừng làm thay đổi tất tật định nghĩa về giá trị và về cái đẹp của văn hoá bản địa, những nơi mà văn minh tư bản lướt qua.
(5) Đi khắp miền đất núi cao sông dài hoang sơ cho đến những lồng bê tông đô thị hỗn độn, khắp bản làng đến các loại chung cư, sẽ thấy cái bi kịch của tiến hoá nó dã man đến nhường nào, nó cuồng nộ ra sao.
(6) Những làn sóng mạo nhận dưới thuật ngữ văn minh lướt nhanh đến độ quy luật nhân quả cũng dường như không kịp lên tiếng. Tất cả bị cuốn theo như những hạt bụi trong lốc gió, chẳng ai kịp dừng lại để cảm khái lần cuối cho những đổ vỡ vĩnh viễn cái móng nền của văn hoá hôm qua.