Subscribe:

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 Tài liệu này gồm 6 phần:

PHẦN 1: NHIỆM VỤ CÁN BỘ LỚP THỰC HIỆN

PHẦN 2: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN

PHẦN 3: MINH HỌA ĐỀ CƯƠNG CỦA 1 ĐỀ TÀI CỤ THỂ

PHẦN 4: MINH HỌA TRÌNH BÀY TRANG MỤC LỤC

PHẦN 5: HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT KẾT LUẬN KHOA HỌC

PHẦN 6: DANH SÁCH 60 ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

------------------------------------------------------


PHẦN 1: NHIỆM VỤ CÁN BỘ LỚP THỰC HIỆN

- Cán bộ lớp share văn bản này đến tất cả SV trong lớp.

- Cán bộ lớp lập danh sách đăng ký số đề tài có 3 cột:

+ Cột 1 – Số thứ tự đề tài từ 1 đến hết để sinh viên đăng ký.

+ Cột 2 - Họ tên sinh viên đăng ký đề tài;

+ Cột 3 – Mã sinh viên

Số thứ tự đề tài

Sinh viên thực hiện

Mã sinh viên

Đề tài số 1

Nguyễn Văn Xuân

123456

Đề tài số 2

Trần Thị Tú Oanh

234567

Đề tài số 3

Lê Trung Hiếu Nghĩa

345678

…………

……………………..

…………………….

- Mỗi SV đăng ký 1 đề tài, mỗi đề tài chỉ chấp nhận 1 SV đăng ký thực hiện. Cán bộ lớp ưu tiên SV nào đăng ký số đề tài sớm nhất, những người đăng ký muộn phải đăng ký lại đề tài khác.

- Cán bộ lớp công bố danh sách đăng ký đề tài cho lớp mình biết để thực hiện và gửi danh sách cho Giảng viên theo dõi, chấm điểm.

- Thời hạn nộp tiểu luận: cán bộ lớp thu tiểu luận và nộp giảng viên 1 lần duy nhất theo yêu cầu cụ thể của giảng viên.

 PHẦN 2: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN

- Tiểu luận cuối môn là văn bản khoa học, có cấu trúc gồm các mục và tiểu mục, nội dung tiểu luận được viết tay trong khoảng từ 7 đến 12 trang nội dung (Không tính Bìa, Mục lục, Lời nói đầu,  Kết luận và Tài liệu tham khảo - nếu có).

- Viết tiểu luận trên giấy khổ A4. Định lề trang văn bản: Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm; Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 30mm; Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm.

- Không được sử dụng chữ cái A, B, C để tách Phần (tiểu luận không tách Phần); Không được sử dụng số La mã (I;II;III…) để ký hiệu Chương/Mục (tiểu luận không tách Chương);

- Chỉ được sử dụng số Ả Rập (1;2;3…) để đặt thứ tự MỤC và ký hiệu (1.1; 1.2; 1.3…; 2.1; 2.2; 2.3…) đặt thứ tự TIỂU MỤC.

- Trật tự trình bày tiểu luận: (1) Bìa ngoài (bìa có đầy đủ tên Trường, môn học, Semina lần mấy, tên đề tài, họ tên, lớp, mã sinh viên, tên giáo viên hướng dẫn); (2) trang Mục lục (có mục, tiểu mục, tên  mục/tiểu mục và số trang của mục/tiểu mục đó); (3) trang Lời nói đầu; ( 4) các trang mục và tiểu mục viết nội dung tiểu luận; (5) Trang Kết luận và trang Tài liệu tham khảo (nếu có).

- Phải tách riêng các trang Mục lục, Lời nói đầu và Kết luận.

- Không được tách trang, không được tách dòng, phải viết liền trang, dòng nội dung mục, tiểu mục.

- Chỉ sử dụng màu mực xanh để viết tiểu luận.

- Cấu trúc tiểu luận phải kết cấu từ 2 mục trở lên, tối đa là 4 mục (tùy độ phức tạp của nội dung), mỗi mục phải có tối thiểu từ 2 tiểu mục trở lên đến 4 tiểu mục (không nên quá nhiều tiểu mục).

- Đặt tên mục, tiểu mục: Không được dùng câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu khẩu hiệu và câu phủ định. Dùng câu khẳng định đặt tên các mục/tiểu mục và tên mục/tiểu mục phải đủ 2 bộ phận: (1) hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu (2) đối tượng nghiên cứu của mục/tiểu mục đó.

Xem kỹ ví dụ đặt tên 1 mục và 3 tiểu mục dưới đây:

1. Định nghĩa cương lĩnh, hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.1. Định nghĩa cương lĩnh chính trị

1.2. Hoàn cảnh ra đời của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta

1.3. Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta

Trong ví dụ trên, những chữ in nghiêng hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu; những chữ béo không nghiêng đối tượng nghiên cứu của mục/tiểu mục.

- Trang Mục lục: Tên Mục và tên các Tiểu mục phải đầy đủ, rõ ràng, phải có cột trang cho các mục và tiểu mục.

- Trang Lời nói đầu: phải viết rõ được vị trí, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài; những nội dung lớn trong đề tài; mục tiêu đặt ra của việc nghiên cứu đề tài đó.

- Các nội dung trong mục/tiểu mục: phải giải quyết được vấn đề mà tên mục/tiểu mục đặt ra. Tổng thể nội dung trong tất cả các mục phải giải quyết được vấn đề mà tên đề tài đặt ra.

Trang Kết luận: Trang kết luận phải thể hiện được: (1) Kết luận được những nội dung lớn đã phân tích trong phần mục và tiểu mục; (2) Nội dung của mỗi kết luận phải rõ ràng, tường minh (3) Thứ tự các kết luận phải logic chặt chẽ, hệ thống; (4) Không kết luận cho những vấn đề ngoài nội dung ở mục/tiểu mục.

- Tiểu luận đóng bìa xanh.

- Copy tiểu luận sẽ bị xử lý cấm thi.

PHẦN 3: MINH HỌA ĐỀ CƯƠNG 1 ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN CỤ THỂ

Tên đề tài:

THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN

VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA

Lời nói đầu

1. Khái niệm, đặc điểm cơ bản của thành phần kinh tế tư nhân                

1.1. Khái niệm thuật ngữ thành phần kinh tế tư nhân

1.2. Những đặc điểm cơ bản của thành phần kinh tế tư nhân trong so sánh với thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ở nước ta

2. Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, hội nhập ở nước ta

2.1. Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, hội nhập kinh tế

2.2. Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, hội nhập văn hóa

2.3. Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, phát triển con người

2.4. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế tư nhân hiện nay

Kết luận

Tài liệu tham khảo

PHẦN 4: MINH HỌA TRÌNH BÀY TRANG MỤC LỤC

MỤC LỤC

ĐỀ TÀI: Thành phần kinh tế tư nhân và vai trò của nó trong hội nhập quốc tế ở nước ta

 

MỤC

TÊN MỤC

TRANG

 

Lời nói đầu

1

1

Khái niệm, đặc điểm cơ bản của thành phần kinh tế tư nhân                

2

1.1

Khái niệm thuật ngữ thành phần kinh tế tư nhân

2

1.2

Những đặc điểm cơ bản của thành phần kinh tế tư nhân trong so sánh với thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ở nước ta

3

2

Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, hội nhập ở nước ta

4

2.1

Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, hội nhập kinh tế

5

2.2

Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, hội nhập văn hóa

6

2.3

Vai trò thành phần kinh tế tư nhân trong đổi mới, phát triển con người

7

2.4

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thành phần kinh tế tư nhân hiện nay

8

       Kết luận

       Tài liệu tham khảo

9

10


PHẦN 5: HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT KẾT LUẬN KHOA HỌC

Trang KẾT LUẬN của tiểu luận là trang khái quát kết quả nghiên cứu của toàn bộ nội dung đã hiện diện ở MỤC và TIỂU MỤC. Không được phép kết luận những vấn đề bên ngoài nội dung đã hiện diện trong MỤC và TIỂU MỤC. Để viết KẾT LUẬN dễ dàng, rõ ràng, hiệu quả, sinh viên nên thực hiện theo cách viết sau:

Xây dựng khổ văn dẫn vào kết luận {khổ văn dẫn vào kết luận khoảng 5 đến 7 dòng}, và dẫn vào ý: Sau khi nghiên cứu đề tài (nhắc lại tên đề tài) ………………….., với các nội dung chủ yếu là (nhắc lại tên các mục lớn) ………………cho phép tác giả rút ra một số kết luận cơ bản sau:

Thứ nhất là: ………………………… …(tối thiểu 4 đến 5 dòng)

Thứ hai là,…………………………….. (tối thiểu 4 đến 5 dòng)

Thứ ba là,……………………………… (tối thiểu 4 đến 5 dòng)

Thứ tư là,……………………………….(tối thiểu 4 đến 5 dòng)

Cuối cùng là, (kết luận tổng quát cho đề tài)…….. (4 đến 6 dòng)

Chú ý: kết luận không phải là nhắc lại nội dung, nếu phải nhắc lại một nội dung nào đó thì việc đó chỉ là cơ sở cho một kết luận mới liên quan đến nội dung đó)

TRANG KẾT LUẬN VIẾT TỪ 1 ĐẾN 2 TRANG, GỌN, ĐẸP, CÁC KẾT LUẬN ĐỀU TÁCH KHỔ RÕ NÉT, DỄ NHÌN, DỄ ĐỌC, DỄ HIỂU

PHẦN 6: DANH SÁCH 60 ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

1. Hoàn cảnh lịch sử và tính tất yếu của sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Tinh thần độc lập sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng.

3. Hoàn cảnh lịch sử khách quan và sự phát triển của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc nước ta giai đoạn 1939 - 1945.

4. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và ý nghĩa của nó trong sự phát triển của lịch sử Việt Nam.

5. Ý nghĩa thời đại của Cách mạng tháng 8 năm 1945 đối với dân tộc Việt Nam.

6. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam.

7. Những đặc điểm quan trọng của quá trình xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng giai đoạn 1945-1946.

8. Thắng lợi của kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954. Bài học kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng ta và ý nghĩa lịch sử.

9. Những nội dung cơ bản trong lãnh đạo cách mạng xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc giai đoạn 1954 - 1975 của Đảng ta.

10. Phân tích nghệ thuật chớp thời cơ trong thực hiện Cách mạng tháng Tám 1945 và rút ra bài học cho giai đoạn hội nhập của nước ta hiện nay.

11. Hoàn cảnh lịch sử và nghệ thuật ngoại giao của Đảng CS Việt Nam giai đoạn 1945 – 1946.

12. Hoàn cảnh lịch sử và đường lối cách mạng hai miền Bắc-Nam nước ta giai đoạn 1954 - 1975.

13. Bài học thành công về sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ giai đoạn 1945 – 1954.

14. Bài học thành công về sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1954 – 1975.

15. Hoàn cảnh lịch sử của sự ra đời mô hình kinh tế tập trung bao cấp và các đặc điểm cơ bản của nó ở nước ta.

16. Vai trò lịch sử của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước giai đoạn 1954-1975.

17. Các đặc trưng cơ bản của tư duy mới của Đảng và hiệu quả của nó trong thực tiễn.

18. Những cải cách về thể chế chính trị và tác động tích cực của nó đến phát triển ở nước ta hiện nay.

19. Quan điểm đối ngoại hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam và những thành tựu của nó trong giai đoạn từ 1991 đến nay.

20. Quan điểm cơ bản về Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển đất nước từ 1996 đến nay.

21. Tính tất yếu lịch sử của việc chuyển từ nhà nước chuyên chính vô sản sang nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

22. Những thành tựu và hạn chế trong phát triển của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

23. Tính tất yếu của việc xây dựng mô hình tăng trưởng kết hợp phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu của Đảng ta.

24. Những giá trị của văn hóa truyền thống nước ta trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.

25. Những giá trị của con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.

26. Tính tất yếu việc đổi mới mô hình tăng trưởng hiện nay và những thành tựu cơ bản

27. Những thành tựu và hạn chế trong chống tham nhũng của Đảng ta hiện nay.

28. Những thành tựu, hạn chế về quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay và kiến nghị phát triển dưới góc độ chính sách xã hội.

29. Những tác động tích cực của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đến Việt Nam hiện nay.

30.  Những tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đến Việt Nam hiện nay. Đề xuất chính sách có lợi cho phát triển kinh tế nước ta.

31. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển đất nước giai đoạn 1986 đến nay.

32. Cơ sở khách quan trong đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế nước ta hiện nay.

33. Phân tích tính tất yếu trong chủ trương xây dựng mô hình tăng trưởng kết hợp có hiệu quả giữa phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu của Đảng ta.

34. Tính tất yếu và thành tựu của quá trình đổi mới thể chế quản lý sản xuất nông nghiệp từ Khoán 10 năm 1088 đến nay.

35. Thành tựu và hạn chế của thể chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

36. Thành tựu và hạn chế của công nghiệp hóa ở nước ta từ 1996 đến nay.

37. Giá trị lịch sử hiệu lệnh “Đảng phải đổi mới về nhiều mặt, trước hết là đổi mới tư duy” từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam.

38. Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện đường lối đội ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng ta hiện nay.

39. Cơ sở khách quan của việc chuyển đổi từ nhà nước trực tiếp can thiệp vào nền kinh tế sang nhà nước kiến tạo phát triển ở VN hiện nay.

40. Quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay và những hạn chế chủ yếu của nó.

41. Chủ trương phát triển văn hóa truyền thống của Đảng ta và những giá trị của nó trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

42. Văn hóa và vai trò của nó trong xây dựng xã hội Việt Nam vừa truyền thống vừa hiện đại.

43. Văn hóa và vai trò của nó trong phát triển đất nước bền vững giai đoạn hiện nay.

44. Phân tích động lực xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc của Đảng Cộng sản Việt Nam.

45. Sự phát triển tư tưởng chỉ đạo của Đảng thông qua chủ đề các Đại hội Đảng trong thời kỳ đổi mới.

46. Hoàn cảnh lịch sử và các bước đột phá vào tư duy kinh tế của Đảng ta trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986).

47. Thành tựu và hạn chế của “Khoán hộ” đối với nền nông nghiệp Việt Nam.

48. Cơ sở khách quan và nhu cầu chủ quan thúc đẩy Việt Nam hội nhập quốc tế.

49. Những luận điểm chiến lược có ý nghĩa đột phá trong nhận thức về quan hệ đối ngoại của Đảng ta qua các kỳ Đại hội VII, IX và XI.

50. Cơ hội phát triển của Việt Nam trong mở cửa hội nhập quốc tế - Liên hệ bản thân.

51. Thách thức trong phát triển của Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế - Liên hệ bản thân.

52. Sự phát triển tư tưởng hội nhập quốc tế và những thành tựu cơ bản của quá trình hội nhập trong thời kỳ đổi mới của nước ta.

53. Khái quát những thành tựu cơ bản và những hạn chế của nước ta sau hơn 30 năm xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

54. Những thành tựu và hạn chế trong phát triển văn hóa con người ở nước ta hiện nay.

55. Những thành tựu và hạn chế trong thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay.

56. Sự phát triển đường lối đối ngoại của Đảng ta từ năm 1991 đến nay.

57. Phân tích những thành tựu và hạn chế của đổi mới thể chế đối ngoại ở Việt Nam.

58. Tác động tích cực và một số thách thức cơ bản của toàn cầu hóa đến sự phát triển của nước ta hiện nay.

59. Vai trò và động lực của kinh tế thị trường đối với sự phát triển của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

60. Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong phát triển hiện nay ở nước ta.

----------------