Subscribe:

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC
                         Hình thức thi: Thi viết
                         Thời gian làm bài: 60 phút. 
                         Mỗi đề gồm 2 câu hỏi bất kỳ .
(Dùng cho lớp cử nhân, sinh viên được sử dụng tài liệu)

Câu 1: Anh (chị) hãy trình bày nội dung cơ bản của Nguyên tắc khách quan và cơ sở triết học của nguyên tắc này.
Câu 2. Vận dụng Nguyên tắc khách quan, anh (chị) hãy phân tích một hiện tượng kinh tế hoặc xã hội ở nước ta hiện nay.
Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày nội dung Nguyên tắc toàn diện và cơ sở triết học của nguyên tắc này.
Câu 4. Vận dụng Nguyên tắc toàn diện để xem xét đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong học tập của bản thân khi học ở trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội.
Câu 5: Anh chị hãy trình bày nội dung Nguyên tắc phát triển và cơ sở triết học của nguyên tắc phát triển.
Câu 6: Từ nguyên tắc phát triển, anh (chị) hãy đưa ra những ví dụ cụ thể để phân tích yêu cầu của sự phát triển bản thân trong quá trình học tập tại trường.
Câu 7: Từ nội dung của Nguyên tắc lịch sử - cụ thể, anh (chị) hãy nêu ra và phân tích một ví dụ trong thực tế Kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Câu 8: Trình bày vai trò của sản xuất vật chất với đời sống xã hội. Cho ví dụ minh họa về vai trò của sản xuất vật chất với đời sống xã hội.
Câu 9: Trình bày nội dung cơ bản của quy luật  “Chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại". Cho ví dụ minh họa.
Câu 10: Trình bày tác động của Kiến trúc thượng tầng đến Cơ sở hạ tầng. Nêu và phân tích một ví dụ cụ thể về tắc động của Kiến trúc thượng tầng đến Cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay.
Câu 11: Anh (chị) hãy trình bày quy luật "Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập" và vận dụng nó để phân tích những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình học tập và rèn luyện bản thân ở trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Câu 12: Bằng ví dụ cụ thể hãy phân tích vai trò của hoạt động thực tiễn với nhận thức.
Câu 13: Trình bày quy luật "Phủ định của phủ định", anh (chị) hãy vạn dụng quy luật này để giải thích nhận định sau: Phát triển là quá trình cái mới ra đời trên cơ sở phủ định cái cũ.
Câu 14: Trình bày tính độc lập tương đối của Ý thức xã hội. Nêu ví dụ cụ thể
Câu 15: Anh (chị) hãy phân tích tác động của Quan hệ sản xuất với Lực lượng sản xuất. Cho ví dụ minh họa.
Câu 16: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa Nguyên nhân và Kết quả. Anh (chị) hãy vận dụng quan hệ trên để phân tích những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng một số sinh viên lười học hiện nay.
Câu 17: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa Khả năng và Hiện thực. Vận dụng mối quan hệ này để phân tích quá trình phấn đấu nhằm đạt được mục tiêu học tập của bản thân.
Câu 18: Nêu tác động của Ý thức xã hội với Tồn tại xã hội. Bằng ví dụ cụ thể, anh (chị) hãy phân tích tác động tích cực của một truyền thống tốt đẹp nào đó với đời sống xã hội ở nước ta hiện nay.
Câu 19: Bằng ví dụ thể, anh (chị) hãy phân tích vai trò của từng yếu tố cấu thành Tồn tại xã hội đối với sự phát triển xã hội.
Câu 20: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa Nội dung và Hình thức. Nếu ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này. Lấy ví dụ minh họa.